Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do nhóm vi-rút đường ruột gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người bệnh như dịch từ mũi họng, nước bọt, các bóng nước hoặc phân. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, có thể lây lan sang trẻ vị thành niên và người lớn. Biểu hiện của bệnh có thể từ nhẹ (như nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng) đến nặng (tổn thương não, tim) và có thể tử vong.
Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 3-6 ngày nhiễm vi-rút, bao gồm:
- Mệt mỏi, sốt;
- Đau họng, sổ mũi;
- Phát ban, mọc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, vùng mông, đầu gối;
- Loét miệng;
- Gây khó chịu, quấy khóc ở trẻ sơ sinh;
- Ngủ không ngon giấc hay giật mình;
- Chán ăn, chỉ thích ăn đồ lỏng hoặc có các triệu chứng tiêu hóa khác.
- Mệt mỏi, sốt;
- Đau họng, sổ mũi;
- Phát ban, mọc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, vùng mông, đầu gối;
- Loét miệng;
- Gây khó chịu, quấy khóc ở trẻ sơ sinh;
- Ngủ không ngon giấc hay giật mình;
- Chán ăn, chỉ thích ăn đồ lỏng hoặc có các triệu chứng tiêu hóa khác.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, Trung tâm Y tế huyện Cần Giuộc khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện theo phương châm 3 sạch: ăn (uống) sạch, ở sạch, bàn tay và chơi đồ chơi sạch. Cụ thể là:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.